Xây nhà thì điều gì cần quan tâm nhất vậy các bạn? Cùng Kiến Trúc VIC tìm hiểu nhé.
Muốn có một ngôi nhà bền đẹp, sang chảnh thì đầu tiên căn nhà của ta cũng phải có một nền móng thật vững chắc để có thể che chở nắng mưa, đảm bảo an toàn cho cuộc sống các thành viên trong gia đình của chính mình.
MÓNG NHÀ: Đây là phần quan trọng nhất đảm bảo cho sự chắc chắn cho một ngôi nhà, quyết định tuổi thọ của một căn nhà hay công trình và mang lại thẩm mỹ lẫn tinh thần cho các thành viên trong gia đình bạn. Vì các lí do sau:
- Tường nhà bị nứt, bạn phải quanh năm lo sửa chữa mang lại sự bất an trong gia đình.
- Muốn thêm tầng hay chuyển đổi nhà ở sang kinh doanh lo ngại móng nhà có chịu được không?
- Biến đổi khí hậu ngày càng nhiều, thay đổi thời tiết căn nhà còn sử dụng đến đời con cháu hay không?
- Ngày càng có nhiều những cơn địa chấn (động đất) không biết nhà mình có bị gì hay không?
- Nhà gần xe tàu hỏa, gần mặt đường nhà bị rung lắc, nhà có ảnh hưởng gì nhiều không?
- Nhà bên cạnh lỡ như có sự cố, ngã qua nhà mình thì nhà mình chống nổi tạm thời không?
Những lí do trên sẽ được giải quyết khi bạn hiểu rõ được nền và móng của mình như thế nào? Vì thế mình chia sẻ các loại móng nhà và kinh nghiệm thiết kế móng cho các bạn biết gồm có 06 loại phổ biến dùng trong công trình nhỏ và vừa như sau:
1. Móng đơn (còn gọi là móng cốc).
Là loại móng dùng để xây nhà trên nền đất tương đối tốt tở lên hay hoặc nền đất yếu được cải tạo nền bằng cọc tre (cừ tràm) hay cọc cát, lúc này móng được chống đỡ bằng các cây tre cắm sâu xuống lớp đất tương đối tốt ở phía dưới nhưng điều kiện sau:
- Phải có nước bên dưới móng (vì cọc tre hay cừ tràm trong nước sẽ giữ tuổi thọ lâu, khoảng 50-60 năm hoặc lâu hơn).
- Tre làm cọc phải là tre già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi, đường kính tối thiểu phải trên 6cm (thường từ 80-100mm). Đóng 16-25 cọc/m2, khoảng cách 20-25cm.
- Không được đổ lớp cát dưới đáy móng, vì đất cát sẽ không giữ được nước, lâu dần sẽ mục cọc.
- Chỉ đổ lớp bê tông lót trước khi thi công móng trên hệ cọc tre, cừ tràm.
Ưu điểm:
- Thi công nhanh, giá thành rẻ nhất trong các loại móng.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với nhà 1 tầng hoặc địa chất tốt (đất đồi núi).
- Khả năng chống rung động kém.
- Các chân móng liên kết với nhau kém (có thể dẫn đến bị lật móng).
- Dễ xảy ra nứt tường, mái nếu không được tính toán cẩn thận.
2. Móng băng.
Là loại móng được sử dụng trên nền đất tương đối yếu, có thể làm móng băng 1 phương hoặc 2 phương dùng để xây nhà trên nền gia cố cọc tre để tăng sức chịu của đất nền.
Ưu điểm:
- Tác dụng chủ yếu là đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới (trong trường hợp tâm của tải trọng bên trên trùng với tâm trọng lực của móng băng).
- Giảm áp lực đáy móng
- Trong trường hợp không dùng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết
- Móng băng lún đều nên đây là ưu điểm của móng băng chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột
- Móng băng áp dụng cho các trường hợp nền xấu, những công trình không quá lớn.
Nhược điểm:
- Như các bạn đã biết, móng băng thuộc loại móng nông, có chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng kém (chịu mô men là lực ngang).
- Ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải không lớn, trừ khi lớp đất đá gốc gân mặt đất nên sức chịu tải của nền móng là không cao, chỉ thường sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ.
- Trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công tương đối phức tạp do phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ khi thi công.
- Trong trường hợp thi công trên nền đất địa chất đất bùn yếu, địa chất không ổn định thì tốt hơn nên chọn phương án móng cọc thay thế. Vì vậy trước khi bắt tay vào công đoạn làm móng bạn cần nghiên cứu kỹ ưu nhược điểm của các loại móng để biết nên chọn phương án làm móng nào.
3. Móng bè.
Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện. Móng bè là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch lún không đều. Vậy ưu nhược điểm của các loại móng trong đó có móng bè là gì?
Ưu điểm:
- Thích hợp với công trình có các lớp địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định.
- Do chiều sâu chôn móng nông nền phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp, vì thế thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ
- Tốt nhất công trình được xây dựng tại khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận.
Nhược điểm:
- Móng bè rất dễ bị lún không đều, lún lệch do các lớp địa chất bên dưới không phải là hằng số (chiều dầ lớp đất thay đổi tại các vị trí lỗ khoan); khi đã xẩy ra lún lệch, hệ kết cấu gần như không thể trở về vị trí ban đầu do nền đất có momen đàn hồi kém, cứ như vậy theo thời gian các vết nứt bắt đầu xuất hiện, dẫn đến việc tuổi thọ công trình giảm. Đặc biệt là đối với công trình chung cư nó ảnh hưởng đến phương án kinh doanh.
- Không phải địa chất, địa hình nào cũng áp dụng được
- Do chiều sâu đặt móng bè nông nên có thể xảy ra một số vấn đề như độ ổn định do các tác động của sự thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, luc lụt không cao. Ảnh hưởng tới nền móng kết cấu của các công trình lân cận. Rất nguy hiểm khi các công trình kề cận triển khai thi công hố móng, do hình thành cung trượt dẫn đến sạt lở hố móng (tương tự như đất nền bị nén ở trạng thái nở hông).
4. Cọc ép BTCT vuông.
Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại, thực hiện đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu được đánh dấu trước đó, làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình.
Có những loại tiết diện: 200×200, 250×250, 300×300,…
3 phương pháp ép cọc thường hay dùng khi thi công:
+ Ép tải: phù hợp với công trình vừa, lớn hoặc có diện tích mặt bằng thi công.
+ Ép neo: có thể áp dụng cho công trình vừa, lớn hoặc không có mặt bằng thi công.
+ Ép cọc bằng robot: phương pháp ép cọc bằng máy ép robot thường chỉ sử dụng cho công trình lớn, đòi hỏi có mặt bằng thi công rộng rãi.
5. Cọc ly tâm dự ứng lực.
Cọc ly tâm là loại cọc có dạng hình cọc tròn làm và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuyên dụng, phần bê tông của cột được đổ theo phương thức quay ly tâm, bỏ vào lò hơi ở nhiệt độ khoảng 96 độ C và phần cốt thép của loại cọc này được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực.
Cọc ly tâm thường được sản xuất với số lượng lớn với nhiều kích thước đường kính khác nhau như 250, 300, 350. 400,… 700, 800. Vì sử dụng phương pháp ly tâm nên phần bê tông trong loại cọc này rất chắc và đặc, không bị nứt vỡ cũng như chịu được tải trọng cao, khả năng chống thấm tốt, chống ăn mòn cao.
Ưu điểm:
Cọc này có phần bê tông được làm ứng suất trước với quay ly tâm nên bê tông trong cọc luôn rất đặc, chắc và có khả năng chịu được tải trọng cao không nứt, chống lại nhiều điều kiện ảnh hưởng từ bên ngoài trong đó có chống thấm, chống ăn mòn, chống ăn mòn sulphate. Nhờ vậy thường được sử dụng tại các khu vực ven biển, có nhiều nước mặn hoặc đất nhiễm mặn như miền nam Việt Bam.
Cọc ly tâm là sản phẩm khi sử dụng thép ở cường độ cao và ứng suất bê tông nên tiết diện, trọng lượng của cọc giảm, khả năng vận chuyển, di dời tăng, giá thành cũng rất hợp lý.
6. Cọc khoan nhồi (đường kính nhỏ).
Là một loại móng sâu ứng dụng trong xây dựng khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Với đường kính từ 300 – 800 mm, chia ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng công trình.
Điểm nổi bật là cọc được tạo nên bằng phương pháp khoan hiện đại, giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng. Phương án dùng cọc này hiện nay khá phổ biến, nhất là trong những công trình cao tầng, những công trình cần độ chịu tải lớn,…
Ưu điểm:
- Có thể thay đổi kích thước hình học của cọc (bao gồm chiều dài và chiều rộng) cho phù hợp với thực trạng đất nền một cách dễ dàng do được đúc ngay tại công trình.
- Khả năng tận dụng hết khả năng của vật liệu, giảm được số cọc trong móng.
- Không gây tiếng ồn khi thi công, đồng thời môi trường xung quanh cũng ít bị ảnh hưởng.
- Cho phép kiểm tra trực quan địa chất từ mẫu đất đào nên đánh giá chính xác hơn điều kiện của đất.
Nhược điểm:
- Cọc trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, các khuyết tật dễ xảy ra như: hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ, bê tông quanh thân cọc bị rửa trôi, rỗ mặt thân cọc do nước mưa,…
- Phụ thuộc vào thời tiết.
- Thi công dễ gây lầy lội ảnh hưởng đến địa chất và hao tổn chi phí thí nghiệm cọc.