TẠI SAO CẦN BIẾT NỀN ĐẤT KHI XÂY NHÀ?

Tại sao mọi người cần quan tâm nền đất khi xây nhà? Biết được điều đó sẽ mang lại lợi ích gì? Làm thế nào để phân biệt được nền đất tốt hay xấu? Cùng Kiến Trúc VIC tìm hiểu nhé.

Cám ơn tất cả các bạn!

Móng là phần quan trọng nhất của ngôi nhà thì hầu hết ai cũng biết. Được chia làm 2 nhóm: móng nông và móng sâu.

Móng nông bao gồm: Móng đơn, móng băng và móng bè.

Móng sâu bao gồm: Móng cọc ép-đóng (cọc ly tâm, cọc vuông) và cọc khoan nhồi.

Chi tiết các loại móng phổ biến hiện nay, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Nhưng TẠI SAO chúng ta cần quan tâm nền đất khi xây nhà? Mời các bạn xem qua những hình ảnh sau:

Tường nhà bị nứt ngang bắt nguồn từ nguyên nhân nền móng yếu

Nhà bị nghiêng, lún chủ yếu do vấn đề địa chất và kết cấu móng không phù hợp

Nhìn vào những hình ảnh trên các bạn cảm thấy như thế nào khi rơi vào hoàn cảnh này? Mình nghĩ không ai mong muốn có một ngôi nhà như thế cả. Vì thế cần quan tâm đến nền đất trước khi xây nhà vì những lợi ích mà chúng mang lại như sau:

– Chọn phương án cọc cho phù hợp: Đất tốt nên sử dụng móng nông còn đất yếu nên sử dụng móng sâu là hợp lý nhất => Đảm bảo sự bền vững và tiết kiệm tiền cho bạn.

– Chọn chiều sâu chôn móng hay chiều dài cọc sao cho nằm trên lớp đất tốt =>Đảm bảo sự bền vững và tiết kiệm tiền cho bạn.

– Dự đoán độ lún của nhà bạn nhỏ hơn 8cm theo “Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 9362:2012” về nền đất và nhà ở => Tránh tình trạng nứt tường, sụp đổ như các hình trên.

– Đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn vì hạn chế các vết nứt trên tường.

Nền đất có thể ví như là tấm thẻ bảo hiểm cho ngôi nhà của bạn phòng ngừa những việc không may có thể xảy ra.

Vậy làm sao để biết được nền đất bên dưới là TỐT hay XẤU?

Để biết chính xác về vấn đề này thì cần có “Hồ sơ khảo sát địa chất”, vì những con số đáng tin cậy sau:

– Đất bên dưới là tốt hay xấu và chiều dày lớp đất đó là bao nhiêu?=> Lên phương án móng và đặt chiều sâu chôn móng trên lớp đất tốt => Đảm bảo sự an toàn và tiết kiệm tiền cho bạn.

– Biết được mực nước ngầm bên dưới nền đất =>Tính toán chính xác tránh gây sụt lún cho ngôi nhà.

Độ lún giới hạn theo TCXDVN 9362:2012 về TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Chỉ số SPT>15 là đất tốt và chiều dày đến 15.2m rất tốt đặt móng tại lớp đất này.

Trường hợp nếu không có “Hồ sơ địa chất” thì sao?

Phần lớn sẽ dựa vào kinh nghiệm đã thiết kế và thi công tương tự cùng số tầng và cùng loại móng như vậy nhưng BẠN cần lưu ý những điểm sau:

  • Địa chất mỗi nơi mỗi khác dù nơi ngay cạnh nhau nên Xây dựng Việt Nam có quy định số lỗ khoan cần có cho thi công nhà ở/công trình => Một móng nào đó có thể sẽ nằm trên lớp đất yếu so với các móng còn lại.
  • Bạn không thể hạn chết vết nứt khi xảy ra do chưa được tính toán về dự đoán lún của ngôi nhà trước đó.
  • Khi bạn muốn nâng thêm tầng hay mở rộng diện tích nhà lên thì khá nguy hiểm vì không biết chắc móng nhà chịu được hay không?

Cùng một công trình nhưng nền đất bên dưới khác nhau ở cùng một độ sâu

Số lượng hố khoan được quy định trong TCXDVN 9363:2012

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Kiến Trúc VIC : HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0813687777 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ Thiết kế Kiến Trúc của chúng tôi.





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Liên Hệ Ngay!